Quy trình vệ sinh sau xây dựng
Quy trình vệ sinh sau xây dựng là công việc không thể thiếu tại các tòa nhà, công trình sau khi được hoàn thiện để đi vào sử dụng, được coi là giai đoạn cuối cùng trước khi đến tay chủ đầu tư, chủ tòa nhà. Vậy vệ sinh sau xây dựng là gì? và quy trình của nó ra sao? Để trả lời câu hỏi đó mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.
1 . Vệ sinh sau xây dựng là gì?
Trước tiên về định nghĩa của công việc này. Vệ sinh sau xây dựng nghe cái tên đó chắc hẳn các bạn cũng đã mường tượng ra một phần nào đó của công việc này. Nó là những công việc thu gom rác thải còn sót lại trong quá trình thi công và loại bỏ các vết bẩn còn sót lại trên các bề mặt của tòa nhà như tường, kính, mặt sàn…hay các dải băng kính dán bảo vệ trong khi thi công còn sót lại.
Tham khảo thêm: Giá vệ sinh công nghiệp sau xây dựng
Quy trình vệ sinh sau xây dựng
2 . Quy trình vệ sinh sau xây dựng:
* Vệ sinh phần thô:
Vệ sinh sau xây dựng: trước khi tiến hành làm phần tinh vệ sinh công nghiệp bao giờ cũng phải dọn phần thô, đây là phế thải của vật liệu sau khi bên xây dựng đã rút khỏi công trình. Các vật liệu này được quét, gom gọn cho vào các bao, thùng mang tập kết đúng nơi quy định của công trình xây dựng.
* Vệ sinh phần tinh:
1. Lau kính:
- Dùng hóa chất làm sạch kính, cây lau và giẻ mềm, tay gạt kính, cây lau kính chuyên dùng. Lau sạch bụi và các vết bẩn như xi măng, sơn bám trên bề mặt ngoài kính và khung nhôm. Hóa chất này có tính năng mùi thơm, không độc hại và làm trong kính đồng thời còn làm tăng thêm tuổi thọ, độ bền chất liệu kính.
- Dùng hóa chất tẩy kính chuyên dùng có tính năng loại trừ chất bẩn như dầu mỡ do bụi, khói xe, nước mưa, ô nhiễm môi trường lâu ngày. Dùng hóa chất lau kính và cây gạt kính chuyên dùng có tính năng làm sạch trong bề mặt kính, đồng thời làm trung hòa nồng độ PH trên bề mặt kính, khung nhôm.
- Dùng hóa chất tẩy chuyên dùng lau toàn bộ phần khung nhôm có tính năng làm sạch, tạo bóng và bảo vệ trên bề mặt nhôm, chống bám bụi, chống oxy hóa.
- Nếu cần dùng bộ dây đu hoặc dàn giáo chuyên dụng để làm sạch kính trên cao, phía mặt ngoài (tùy thuộc vào địa thế của công trình).
2. Làm sạch khu vệ sinh
- Dùng khăn khô quấn lại các thiết bị inox để tránh bị sước và loang ố do vết nước (nếu là đồ mới).
- Dùng máy đánh sàn, bàn chải đánh sàn, hóa chất làm sạch các vết bẩn bám trên sàn và tường men ốp.
- Lau bình nóng lạnh, quạt gió…
- Sử dụng cây lau và hóa chất có tác dụng làm sạch sàn (nếu cần thiết).
- Dùng phớt mềm và hóa chất làm sạch hệ thống đèn và các thiết bị vệ sinh: bồn cầu, bồn tiểu, gương, bồn rửa tay, vách ngăn, tay vắt khăn, kệ đựng xà phòng, kính phía trước và cửa chớp phía sau…
- Dùng gạt kính làm sạch và sáng gương kính.
- Lau hệ thống cửa ra vào, cửa sổ.
- Lau khô đồ đạc, thiết bị vệ sinh sau khi làm sạch.
3. Làm sạch sàn:
- Dùng máy hút bụi hút sạch bụi trên bề mặt sàn.
- Dùng hóa chất chuyên dùng phủ đều trên bề mặt sàn đá từ 10 đến 15 phút. Có tính năng đánh bật chất bẩn hiện đang bám két trên bề mặt sàn.
- Dùng máy chà sàn, mâm bàn chải, pad chà đều trên bề mặt sàn làm bong các chất bẩn hiện đang bám két trên bề mặt sàn…
- Dùng máy hút nước công nghiệp hút toàn bộ chất bẩn cùng hóa chất trên toàn bộ bề mặt sàn, dùng dụng cụ chuyên dùng, hóa chất lau sàn chà tuốt lại phần chân tường góc cạnh hiện máy không làm tới, dùng thiết bị và dụng cụ chuyên dùng làm khô bề mặt sàn.
- Tham khảo thêm: Dịch vụ tổng vệ sinh nhà cửa tại TPHCM
Quy trình vệ sinh sau xây dựng uy tín
Tuy nhiên, mỗi công trình xây dựng có đặc điểm khác nhau, mức độ bẩn nặng nhẹ khác nhau bạn cần khéo léo xử lý. Nếu công trình của bạn bé thì bạn có thể tự làm các công việc vệ sinh được. Với công trình cần bàn giao xây dựng và yêu cầu thẩm mỹ cao bạn nên thuê công ty vệ sinh sau xây dựng.
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ Hotline:
0936 551 669
Trân trọng cảm ơn và hợp tác.